Thông tin Bộ Phim - Phim Hài Vua Heo dựa
Trước khi kể truyện cổ tích Việt-nam, tưởng cũng nên giới thiệu sơ qua quá trình phát triển của nó trong lịch sử văn học truyền miệng của dân tộc.
Người Việt-nam đã có sẵn tâm hồn văn nghệ từ rất xưa. Với trí tưởng tượng chất phác ngộ nghĩnh, với trình độ kiến thức còn thô sơ họ đã biết đặt câu ca lời hát cũng như đặt truyện. Chưa có chữ, họ lưu hành các tác phẩm bằng miệng. Mãi cho đến sau này, tuy chữ viết đã xuất hiện và đã nhiều lần thay đổi, nhưng vì đại đa số quần chúng nói chung đều thất học nên những truyện cũ, truyện mới hầu như vẫn từ cửa miệng này sang cửa miệng khác mà còn lại.
Cũng như các dân tộc khác, người Việt-nam ngày xưa cũng có nghệ thuật thần thoại. Và những truyện thần thoại Việt-nam tuy đơn giản nhưng khá ý nhị, lý thú. Đây là truyền thống văn học dân tộc, là tài liệu về trạng thái sinh hoạt thời kỳ xưa nhất của người Việt. Nó là nguồn gốc của sử và truyện của chúng ta sau này. Tiếp theo thần thoại, người Việt vẫn không ngừng sáng tác. Từ những truyện hoang đường đầy màu sắc thần linh chủ nghĩa, tiến lên xây dựng những truyện anh hùng lực sĩ, những sự tích về con người nhưng đã được thần thánh hóa. Điều đặc biệt là ở Việt-nam, tín ngưỡng đa thần có từ thời cổ vẫn còn lưu tàn tích mãi cho đến sau này. Nhờ đấy, chúng ta có thể dễ dàng tìm hiểu nguồn gốc một số cổ tích và truyền thuyết. Hiện nay, trong thần tích của một số làng ở Bắc-bộ có ghi sự tích một số thần như Phù Đổng thiên vương, Sóc thiên vương, Cao Sơn đại vương, Quý Minh đại vương, ba anh em Linh, Minh và Cung, ba cha con Hầu, Đông và Vực, v.v... Đây có lẽ là những anh hùng lực sĩ thời khuyết sử có công với nhân dân, hoặc tập hợp dân chúng chống xâm lăng như Thánh Gióng (Phù Đổng thiên vương hay Sóc thiên vương), hoặc bày vẽ cho mọi người phương pháp sản xuất mới như Cao Sơn và Quý Minh, nên sau khi chết, họ được nhân dân thần thánh hóa sự tích và tôn thờ. Những huyền tích đã mang dạng truyền thuyết đó được lưu truyền bằng miệng. Cho đến lúc nhân dân địa phương ghi lại được bằng chữ viết thì câu chuyện đã trải qua không phải chỉ một lần sửa chữa; trái lại, chúng đã được đắp thêm rất nhiều lớp, rất có thể đã bị biến tướng hầu hết bởi ý thức và tâm lý xã hội đời sau. Mặt khác, vì không còn nhớ đích xác thời gian xuất hiện của từng nhân vật nên đối với nhân vật nào người ta cũng có khuynh hướng đẩy lên thời kỳ xa xăm nhất của lịch sử, cụ thể là thời Hùng Vương và
Người Việt-nam đã có sẵn tâm hồn văn nghệ từ rất xưa. Với trí tưởng tượng chất phác ngộ nghĩnh, với trình độ kiến thức còn thô sơ họ đã biết đặt câu ca lời hát cũng như đặt truyện. Chưa có chữ, họ lưu hành các tác phẩm bằng miệng. Mãi cho đến sau này, tuy chữ viết đã xuất hiện và đã nhiều lần thay đổi, nhưng vì đại đa số quần chúng nói chung đều thất học nên những truyện cũ, truyện mới hầu như vẫn từ cửa miệng này sang cửa miệng khác mà còn lại.
Cũng như các dân tộc khác, người Việt-nam ngày xưa cũng có nghệ thuật thần thoại. Và những truyện thần thoại Việt-nam tuy đơn giản nhưng khá ý nhị, lý thú. Đây là truyền thống văn học dân tộc, là tài liệu về trạng thái sinh hoạt thời kỳ xưa nhất của người Việt. Nó là nguồn gốc của sử và truyện của chúng ta sau này. Tiếp theo thần thoại, người Việt vẫn không ngừng sáng tác. Từ những truyện hoang đường đầy màu sắc thần linh chủ nghĩa, tiến lên xây dựng những truyện anh hùng lực sĩ, những sự tích về con người nhưng đã được thần thánh hóa. Điều đặc biệt là ở Việt-nam, tín ngưỡng đa thần có từ thời cổ vẫn còn lưu tàn tích mãi cho đến sau này. Nhờ đấy, chúng ta có thể dễ dàng tìm hiểu nguồn gốc một số cổ tích và truyền thuyết. Hiện nay, trong thần tích của một số làng ở Bắc-bộ có ghi sự tích một số thần như Phù Đổng thiên vương, Sóc thiên vương, Cao Sơn đại vương, Quý Minh đại vương, ba anh em Linh, Minh và Cung, ba cha con Hầu, Đông và Vực, v.v... Đây có lẽ là những anh hùng lực sĩ thời khuyết sử có công với nhân dân, hoặc tập hợp dân chúng chống xâm lăng như Thánh Gióng (Phù Đổng thiên vương hay Sóc thiên vương), hoặc bày vẽ cho mọi người phương pháp sản xuất mới như Cao Sơn và Quý Minh, nên sau khi chết, họ được nhân dân thần thánh hóa sự tích và tôn thờ. Những huyền tích đã mang dạng truyền thuyết đó được lưu truyền bằng miệng. Cho đến lúc nhân dân địa phương ghi lại được bằng chữ viết thì câu chuyện đã trải qua không phải chỉ một lần sửa chữa; trái lại, chúng đã được đắp thêm rất nhiều lớp, rất có thể đã bị biến tướng hầu hết bởi ý thức và tâm lý xã hội đời sau. Mặt khác, vì không còn nhớ đích xác thời gian xuất hiện của từng nhân vật nên đối với nhân vật nào người ta cũng có khuynh hướng đẩy lên thời kỳ xa xăm nhất của lịch sử, cụ thể là thời Hùng Vương và